Blog Post Medium

Bạn đang ở đây

Thế giới phẳng và những thách thức đối với ngành bán lẻ

Thị trường bán lẻ hiện đại trong nước được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt trong những năm tới. Với sự phát triển của hệ thống bán lẻ còn rất lớn, kèm lợi thế về việc cắt giảm thuế quan theo lộ trình của các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia ký kết, là một trong những yếu tố hấp dẫn khiến các nhà đầu tư trong và ngoài nước sẽ đổ vốn mạnh vào ngành bán lẻ Việt Nam.Ngành bán lẻ đang hấp dẫn hơn bao giờ hết Năm 2015 là năm thành công đặc biệt của Việt Nam trong các hoạt động chính trị, đối ngoại với hàng loạt các hiệp định thương mại quan trọng dần đi vào hiệu lực ( TPP, AEC. FTA…). Hiện nay Việt Nam không chỉ là thị trường của của 90 triệu dân, mà chính thức bước vào sân chơi mới với thị trường chung hơn 600 triệu dân. Doanh thu thị trường bán lẻ của Việt Nam năm 2015 là 102 tỷ USD. Dự báo năm 2020, con số này sẽ tăng lên mức 179 tỷ USD. Hiện các kênh mua sắm hiện đại mới chỉ “phủ sóng” được 25% thị trường. Với tỷ lệ “phủ sóng” này, thị phần chuỗi bán lẻ hiện đại của Việt Nam còn ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực. Cụ thể, tỷ lệ này tại Philippines là 33%, Malaysia là 60%, Thái Lan 34%, Singapore 90% và Trung Quốc 51%...

Xem chi tiết

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì

Một số người gọi đây là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay công nghiệp thế hệ 4.0. Đây là xu hướng kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể, vạn vật kết nối Internet (IoT) và các hệ thống kết nối Internet (IoS).
Nói một cách ngắn gọn thì viễn cảnh các nhà máy thông minh trong đó các máy móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định có vẻ sẽ không còn xa xôi nữa. Và đây chính là lúc công việc của chúng ta trong tương lai sẽ thay đổi. Giáo sư Klaus Schwab, sáng lập viên kiêm chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới đã cho ra mắt cuốn sách “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” trong đó ông mô tả những điểm khác biệt của cuộc cách mạng này so với ba cuộc cách mạng hầu hết dựa trên những tiến bộ công nghệ trước đó.

Xem chi tiết

13 lý do vì sao doanh nghiệp cần có một website riêng

Sức mạnh của công nghệ thông tin là điều không thể phủ nhận. Ứng dụng thành tựu vĩ đại của nhân loại vào việc kinh doanh là việc làm thông minh và vô cùng thời thượng.Tuy nhiên, nhiều chủ doanh nghiệp còn băn khoăn và 13 lý do sau sẽ khiến họ thay đổi.
1. Tăng khả năng tiếp cận khách hàng  Nếu doanh nghiệp không có trang web riêng, khách hàng sẽ chỉ có thể mua sản phẩm, nhận dịch vụ và tương tác với chủ doanh nghiệp trong giờ hành chính ngoài. Điều này khiến các dịch vụ cũng như hoạt động của doanh nghiệp bị giới hạn. Tuy nhiên, mọi thứ sẽ thay đổi nếu doanh nghiệp xây dựng một trang web riêng. Không bị giới hạn về thời gian, không gian, tăng khả năng tiếp cận khách hàng và thực thi những đãi ngộ một cách kịp thời.
2. Tăng phạm vi khách hàng Một cửa hàng địa phương có thể thu hút được khách địa phương nhưng lại là hạn chế đối với những khách hàng ở khu vực khác. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp xây dựng một trang web riêng thì phạm vị khách hàng sẽ không bị giới hạn. Cơ hội nhận được đơn đặt hàng của khách từ khắp mọi nơi trên đất nước sẽ ngày càng tăng cao.

Xem chi tiết

Trang

Ofbiz ERP
thiet ke web bang opensource drupal

Giới thiệu

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ SỐ THẾ GIỚI PHẲNG (TWF), thành lập năm 2023, chúng tôi làm trong lãnh vực công nghệ thông tin, chuyên thiết kế website, viết API tích hợp các hệ thống và gia công phần mềm theo yêu cầu của khách hàng.

 

LIÊN LẠC