Ransomware là gì? Mức độ nguy hiểm và cách ngăn chặn Ransomware cho cá nhân và doanh nghiệp
Ransomware là một mã độc mà không một người dùng máy tính nào muốn máy tính của mình bị nhiễm. Vậy thực chất thì mã độc này có đặc điểm gì mà đáng sợ đến vậy? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
I. Ransomware là gì?
1. Định nghĩa
Ransomware là một loại virus được mã hóa, được Bộ Tư pháp Hoa Kỳ xem là mô hình hiện đại của tội phạm mạng với nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu. Khi ransomware lây nhiễm vào máy tính, nó sẽ mã hóa hoặc chặn những truy cập dữ liệu trên đĩa. Để hoạt động bình thường trở lại, người dùng phải chuyển tiền vào tài khoản mới gỡ được ransomware.
2. Cơ chế hoạt động
Ransomware khi lây nhiễm vào máy tính người dùng sẽ mã hóa file dữ liệu thành các đuôi kí tự lạ. Ví dụ: *.Doc > *.docm ; *.xls > *.cerber, … Ở mỗi thời điểm, các đuôi mã hóa lại khác nhau khiến chúng ta tốn rất nhiều công sức để xác định. Máy tính tính bị nhiễm ransomware không hề hiện ra thông báo từ hacker. Một máy tính bị nhiễm ransomware thì khả năng cao những máy còn lại trong hệ thống cũng gặp tình trạng tương tự. Để chuộc lại file bị nhiễm ransomware, người dùng phải trả tiền cho hacker qua các đồng tiền ảo như Bitcoin,...
II. Nguồn gốc
1. Giai đoạn hình thành
Ransomware được phát hiện ở Nga vào năm 2005-2006. Ở giai đoạn đầu tiên, ransomware có dạng biến thể TROJ_CRYZIP.A. Các nhà phân tích dữ liệu phát hiện ra rằng khi biến thể dạng Trojan này xâm nhập vào máy, dữ liệu ngay lập tức bị mã hóa, muốn truy cập vào lại thì phải có mật khẩu. Và để nhận được mật khẩu, chủ dữ liệu được yêu cầu trả $400.
2. Phát triển
Theo thời gian, Ransomware mở rộng phạm vi của mình, ăn vào cả các tệp văn bản, bảng tính có định dạng đuôi như *.doc, *.xl, *.exe, …
Năm 2011, giới thông tin thế giới ghi nhận sự xuất hiện của một dạng Ransomware khác có tên SMS Ransomware. Ngoài những đặc tính thông thường, SMS Ransomware còn gửi thông báo yêu cầu người dùng phải liên lạc với hacker qua số điện thoại được cung cấp cho đến khi chuyển tiền đúng như yêu cầu.
Ngoài ra, một phiên bản khác của Ransomware cũng làm mưa làm gió khi tấn công vào MBR của hệ điều hành máy chủ. Nói cách khác, nó sẽ khiến cho hệ điều hành không thể hoạt động được.
3. Lan rộng
Xuất hiện đầu tiên ở Nga nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, loại virus này đã lan khắp châu Âu. Đỉnh điểm là vào năm 2012, một số lượng lớn vụ tấn công bởi Ransomware được ghi nhận ở châu Âu và cả Mỹ, Canada. Đến bây giờ, Ransomware có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
III. Phân loại Ransomware
1. Locker ransomware
Locker ransomware còn có một tên gọi khác là Non-encrypting ransomware. Loại phần mềm này không mã hóa file mà thay vào đó là chặn hoàn toàn người dùng truy cập thiết bị. Ví dụ như một máy tính bị nhiễm locker ransomware sẽ không thể thao tác gì ngoài bật tắt máy. Trên màn hình máy lúc này sẽ xuất hiện thông báo hướng dẫn cách gửi tiền để trả máy về bình thường.
2. Ransomware Crypto
Ransomware Crypto hay Encrypting Ransomware là loại ransomware phổ biến nhất. Chúng mã hóa các file dữ liệu bằng cách bí mật kết nối với server của hacker, tạo một chìa khóa để mã hóa và đổi tên đuôi các file. Đồng thời, các hacker này sẽ gửi thông báo đòi tiền chuộc về máy và đôi khi còn tạo áp lực thời gian cho nạn nhân. Nếu không trả trong thời gian quy ước, file có thể bị nâng cấp mã hóa, khiến ảnh hưởng xấu đến dữ liệu.
3. Các chủng nguy hiểm nhất
Hiện tại, người ta ghi nhận rất nhiều chủng ransomware với mức độ nguy hiểm khác nhau. Trong số các loại ransomware được biết đến, ba loại nguy hiểm nhất là WannaCry, CryptoLocker và Petya. Ngoài ra những cái tên khác cũng có thể làm hại máy tính của bạn có thể kể đến như Locky, TeslaCrypt, ...
IV. Ngăn chặn ransomware
Đến thời điểm hiện tại, ransomware vẫn rất khó để loại bỏ. Vì thế, để đỡ tốn nhiều thời gian cũng như công sức, bạn nên bảo vệ dữ liệu của mình trước nhất.
Nếu muốn phòng chống ransomware, bạn có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Không sử dụng các mạng wifi miễn phí, nguồn gốc không rõ ràng.
- Hạn chế click vào các đường link lạ, các email không rõ địa chỉ.
- Thường xuyên sao lưu dữ liệu, cài đặt các phần mềm chống virus và thường xuyên cập nhật.
- Thường xuyên thay đổi mật khẩu mặc định trên tất cả các điểm truy cập.
- Tạo nhiều rào cản trên các hệ thống mạng của bạn.
- Có kế hoạch phục hồi khi lỡ bị mất dữ liệu.
V. Nên làm gì khi bị nhiễm Ransomware?
Trong trường hợp bị nhiễm Ransomware, hãy thực hiện những bước sau đây:
Bước 1: Cô lập và tách mạng, hệ thống: hãy cách ly phần đã bị nhiễm với hệ thống, tắt các hệ thống đó, rút mạng để phòng trường hợp virus lây lan.
Bước 2: Xác định và xóa các ransomware: Cố gắng tìm ra các phần độc hại đang bị lây nhiễm trên máy, xác định chủng và lên kế hoạch xóa bỏ chúng.
Bước 3: Xóa máy bị nhiễm và khôi phục từ bản sao lưu: Phòng trường hợp các ransomware còn sót lại, hãy xóa toàn bộ các dữ liệu bị nhiễm và khôi phục lại từ đầu qua các bản sao lưu.
Bước 4: Phân tích và giám sát hệ thống: Sau khi đã loại bỏ hoàn toàn các ransomware, bạn nên ngồi lại phân tích các yếu tố lây nhiễm để có cách bảo vệ dữ liệu phù hợp.
VI. Nhận hỗ trợ từ DIGITAL TECHNOLOGY FLATWORLD COMPANY LIMITED (TWF)
Khách hàng có thể liên hệ TWF để được hỗ trợ phục hồi dữ liệu nếu đã bị mã hóa.
KHÁCH HÀNG LƯU Ý SAO LƯU DỮ LIỆU GỐC TRƯỚC KHI CAN THIỆP.
- Mẫu gồm hơn 01GB file word, excel, file hình ảnh, 01 Database nếu có. Nên gởi Ultraviewer, Teamviewer cho TWF thực hiện lấy mẫu và sao lưu dữ liệu gốc an toàn cho quý khách.
- File TXT đính kèm để lại của hacker trên máy tính sau khi bị mã hoá.
- Nén lại trong 1 folder với pass 0888, đổi lại ngày tháng năm - tên ransomware nếu có.
- Gởi qua Zalo 0888702778
- Chi phí thực hiện sẽ báo chính xác sau khi phân tích mẫu và lên số thứ tự Ticket. Không cứu được khách hàng không mất chi phí nào. Khi thực hiện sẽ lên hợp đồng nguyên tắc B2B, VAT.
- Mỗi ca cứu dữ liệu từ 1-5 ngày tuỳ theo dung lượng cần thiết, làm từ xa hoặc tại chổ do TWF sẽ quyết định dựa trên yếu tố kỹ thuật.
Cảm ơn quý khách.
admin tại TWF: 0888702778.